Tư vấn sức khỏe: Hiểu đúng về vắc xin HPV
Ngày 21.3, thông tin từ Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định tạm giữ Nguyễn Văn Võ Quá (37 tuổi, trú thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân, Phú Yên), để điều tra về hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Cụ thể, Quá đã làm sổ đỏ giả để đi lừa đảo hàng tỉ đồng.Theo kết quả điều tra ban đầu, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Võ Quá đã đặt làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau đó dùng sổ đỏ giả này để bán 21,8 ha đất rừng trồng tại xã Phú Mỡ, H.Đồng Xuân cho bà N.T.M (42 tuổi, trú xã Phước Mỹ, TP.Quy Nhơn, Bình Định) với số tiền 870 triệu đồng.Vào 14 giờ ngày 12.3, khi đang nhận tiền từ bà M., Quá bị CSĐT Công an tỉnh Phú Yên phối hợp Công an xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân bắt quả tang.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, vào ngày 12.2, Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân tiếp nhận hồ sơ đăng ký đo đạc của ông Lê Văn Kỷ (47 tuổi, thường trú tại thôn Phố Trạch, xã Phước Thuận, H.Tuy Phước, Bình Định) tại thửa đất số 701, tờ bản đồ số 27, diện tích 11,5 ha, đất rừng sản xuất, có địa chỉ thửa tại thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân do Sở TN-MT tỉnh Phú Yên cấp năm 2024. Sau khi xác minh, nhân viên văn phòng này phát hiện đây là sổ đỏ giả.Theo lời của ông Kỷ tại Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân, ông mua lại miếng đất này từ Nguyễn Văn Võ Quá với giá 700 triệu đồng và được Quá hứa chịu trách nhiệm làm sổ đỏ.Học sinh Việt Nam đầu tiên nhận học bổng toàn phần hơn 6 tỉ đồng của UConn
Đối với Kiều Minh Tuấn, 2024 là một năm thành công khi anh vẫn được khán giả yêu mến trong chương trình 2 ngày 1 đêm. Song song đó, Kiều Minh Tuấn còn góp mặt trong những dự án điện ảnh như Gặp lại chị bầu và Cô dâu hào môn.Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn tiết lộ trong thời gian vừa qua anh được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đề nghị ra mắt với vai trò ca sĩ. Nam diễn viên 8X cũng thừa nhận rằng mình là một người thích hát nên sẽ cân nhắc lời đề nghị này.Kiều Minh Tuấn sinh năm 1988 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau thời gian hoạt động ở lĩnh vực kịch nói, Kiều Minh Tuấn bắt đầu được chú ý ở mảng điện ảnh. Anh ghi dấu trong lòng khán giả qua những tác phẩm như Nắng, Nắng 2, Em chưa 18, Hạnh phúc của mẹ, Lật mặt 3 - Ba chàng khuyết, Chị 13 - Ba ngày sinh tử, Tiệc trăng máu, Chìa khóa trăm tỉ…
Chiến sự Ukraine ngày 733: Ukraine lại rút quân ở Donetsk; Nga xem thường cấm vận
Sự hiện diện của Võ Hoàng Minh Khoa ở đội tuyển Việt Nam vừa bất ngờ, vừa... không gây ngạc nhiên. Bất ngờ ở chỗ, tiền vệ sinh năm 2001 trước đó không nằm trong "radar tìm người" của HLV Kim Sang-sik, khi nhà cầm quân người Hàn Quốc vốn trọng dụng các tiền vệ giàu kinh nghiệm như Nguyễn Hoàng Đức, Lê Phạm Thành Long hay Doãn Ngọc Tân. Tuy nhiên, không bất ngờ ở chỗ, Minh Khoa đã chơi ở đẳng cấp mà ông Kim khó lòng bỏ qua. Cầu thủ 24 tuổi có bước đệm thuận lợi, khi chơi cho đội bóng ưu ái phát triển nội binh như CLB Bình Dương. Song, thành công hôm nay của Minh Khoa đến từ cố gắng bền bỉ và dẻo dai suốt nhiều năm, để thay đổi định kiến từ một cầu thủ thuần túy cần mẫn, chỉ biết chạy và chạy, nay trở thành tiền vệ toàn năng gánh vác tuyến giữa đội bóng đất Thủ.Minh Khoa bước lên đội một Bình Dương đá V-League từ năm 2022, khi 21 tuổi. Phải đến mùa giải 2023 - 2024, tiền vệ này mới thực sự chiếm được chỗ đứng, với 23 lần ra sân (14 trận đá chính) cùng 2 bàn thắng. Dưới bàn tay huấn luyện của ông thầy khó tính Lê Huỳnh Đức, Minh Khoa được bố trí chơi tự do như "con thoi" chăm chỉ chạy trên "khung cửi" chiến thuật của Bình Dương. Khoảng thời gian đầu, Minh Khoa đá tương đối chân phương. Tiền vệ 24 tuổi chăm chạy, nhiệt tình tranh chấp, đánh chặn, rồi lại kéo bóng lên tuyến trên. Sự xông xáo nhiệt huyết tiềm ẩn trong thể hình khiêm tốn (chỉ cao 1,73 m) của Minh Khoa đã gây ấn tượng với cả HLV Lê Huỳnh Đức ở CLB Bình Dương và HLV Hoàng Anh Tuấn (U.23 Việt Nam). Dù vậy, Minh Khoa khi ấy vẫn chỉ là viên ngọc thô. Anh thiếu sự lì đòn như Ngọc Tân, cũng chưa đạt đến đẳng cấp che chắn và phát triển bóng như Hoàng Đức. Tiền vệ của CLB Bình Dương theo đuổi sự toàn năng, song ở mức... mỗi thứ biết một ít. Anh thừa cho U.23 Việt Nam (từng tỏa sáng ở giải U.23 Đông Nam Á 2023 và U.23 châu Á 2024), nhưng lại thiếu cho đội tuyển quốc gia, khi chưa từng được nhắm đến. Thế nhưng, như HLV Kim Sang-sik đã đề cập rằng phải chăm chỉ đến sân xem V-League để không bỏ lỡ nhân tài, nỗ lực của Minh Khoa đã đổi lấy quả ngọt. Mùa trước, Minh Khoa chỉ đá chính 53,8% số trận cho CLB Bình Dương. Còn mùa này là 86,7%. Anh mới ngồi dự bị 2 trận từ đầu giải. Dù đá cặp tuyến giữa với Odilzhon Abdurakhmanov, ngôi sao từng ra sân 29 trận cho đội tuyển Kyrgyzstan, nhưng Minh Khoa không lép vế.Nếu Abdurakhmanov đảm nhiệm vai trò giữ nhịp, Minh Khoa lại "cày ải" và càn quét tuyến giữa để kiến thiết lối chơi. Ở mùa thứ tư tại V-League, Minh Khoa đã chững chạc hơn. Xử lý tỉnh táo, tiết chế năng lượng cho những tình huống quan trọng, quan sát tốt.Thống kê cho thấy, dù chơi cho CLB Bình Dương hay U.23 Việt Nam, Minh Khoa đều có nhiều đường chuyền trên phần sân đối thủ với tỷ lệ chuẩn xác cao. Anh dám chuyền lên nhiều hơn, có thể vừa phòng ngự, rồi đâm lên hỗ trợ tấn công như một mũi lao nhờ nguồn năng lượng vô hạn.Ở tuyến giữa, Minh Khoa sẽ cạnh tranh với 3 tiền vệ. Hoàng Đức đang ở đỉnh cao phong độ, với vai trò ông chủ khu trung tuyến nhờ khả năng điều bóng và kiểm soát nhịp chơi tốt. Ngọc Tân đã qua thời đỉnh cao (31 tuổi), nhưng vẫn rất khỏe và sung mãn. Thái Sơn có lối chơi lăn xả và bền bỉ như Ngọc Tân, song trẻ và non kinh nghiệm hơn.Trong tay HLV Kim Sang-sik đang có nhiều tiền vệ chất lượng, mà mỗi người mang một sắc thái riêng.Dù vậy, giữa các tiền vệ vẫn có điểm chung: đều rất mẫn cán, có tầm hoạt động rộng cùng thể lực ấn tượng để đá đủ 90 phút. Tuyến giữa của thầy Kim có thể không cần đột biến, nhưng phải duy trì cường độ chơi ổn định trong cả trận để đảm bảo sự cân bằng trong tấn công và phòng ngự. Đội tuyển Việt Nam của thầy Kim luôn ưa thích những cầu thủ cần cù. Mà với phẩm chất này, Minh Khoa không thiếu. Tiền vệ của CLB Bình Dương là "động cơ máy dầu" phù hợp để tạo nên tuyến giữa cơ động và sáng tạo. Cờ đã đến tay, Minh Khoa còn chờ gì mà không phất!
Lễ ra mắt và ký kết hợp tác tổ chức, tài trợ Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam diễn ra tại TP.HCM vào chiều 7.12
Thực hư về cây ‘thiếu nữ khỏa thân’ đang ầm ĩ trên mạng
Trong trận đấu với Singapore ở bán kết lượt về AFF Cup 2024, diễn ra tối 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam có 2 tình huống được hưởng lợi khi trọng tài xem VAR. Cả 2 tình huống này đều mang ý nghĩa định đoạt số phận của trận đấu.Đầu tiên là tình huống ở phút 10, Faris Ramli bên phía Singapore đánh đầu đưa bóng vào lưới đội tuyển Việt Nam, nhưng trọng tài không công nhận bàn thắng vì lỗi việt vị của cầu thủ bên phía Singapore. Tiếp theo là tình huống ở phút 41, trọng tài xem VAR và quyết định cho đội tuyển Việt Nam được hưởng phạt đền, trước khi Xuân Son sút thành công quả phạt 11m này. Đây đều là những tình huống ảnh hưởng lớn đến cục diện trận bán kết lượt về nói riêng, ảnh hưởng lớn đến kết quả chung cuộc của cặp đấu bán kết giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore nói chung. Nếu Singapore mở được tỷ số ngay phút thứ 10 của trận lượt về, họ chắc chắn sẽ lên tinh thần, trong khi đội tuyển Việt Nam có thể bị ảnh hưởng về tâm lý, ở phần thời gian còn lại của trận đấu.Còn về tình huống dẫn đến quả phạt đền và bàn thắng mở tỷ số trong trận lượt về của Nguyễn Xuân Son ở phút 41, bàn thắng ấy gần như đẩy trận đấu ra khỏi tầm với của đội bóng đảo quốc sư tử, vì cách biệt giữa 2 đội sau khi Xuân Son sút phạt 11m thành công lên tới 3 bàn.Chi tiết đáng chú ý tiếp theo, các cầu thủ Việt Nam giờ kinh nghiệm hơn hẳn trong các trận đấu có VAR. Các học trò của HLV Kim Sang-sik không còn có những tiểu xảo, nhất là không dại dột chơi tiểu xảo trong khu vực cấm địa của đội nhà. Họ hiểu rằng những tình huống tiểu xảo như thế này có thể bị VAR soi bất cứ lúc nào, có thể khiến đội tuyển Việt Nam bị phạt.Tiêu biểu cho sự thay đổi này là hình ảnh của trung vệ đội trưởng Đỗ Duy Mạnh. Cầu thủ của Hà Nội FC từ chỗ mắc sai lầm trong trận đấu ra quân gặp đội Lào ở AFF Cup năm nay, có pha phạm lỗi khiến đội tuyển Việt Nam chịu quả phạt đền trong trận đấu ngày 9.12, giờ thi đấu rất chững chạc, bình tĩnh hơn hẳn. Duy Mạnh thường xuyên là người đứng ra can các đồng đội, tránh cho những cầu thủ xung quanh mình tiếp cận quá gần với trọng tài, phản ứng quá hăng với trọng tài, dẫn đến có thể nhận thẻ phạt không đáng. Duy Mạnh giờ hiểu rằng những tình huống phản ứng và những pha phạm lỗi không cần thiết giờ không thể qua mắt được công nghệ VAR.Trái lại, chính các đối thủ của đội tuyển Việt Nam mới là những người ít kinh nghiệm khi đối diện với VAR. Trung vệ Lionel Tan của Singapore kéo áo rất nghiệp dư nhằm vào Nguyễn Xuân Son, trong một tình huống bóng thậm chí còn không đến được vị trí của tiền đạo bên phía đội tuyển Việt Nam. Thông thường, những pha kéo áo như thế này qua được mắt các trọng tài, nhưng đây là giải đấu có VAR. Lionel Tan không thể thoát khỏi VAR.Cần phải nói thêm rằng việc công nghệ VAR được áp dụng tại giải V-League ở 2 mùa giải gần nhất, đã cho các cầu thủ Việt Nam kinh nghiệm khi đối diện với công nghệ này. Từ chỗ thường bị VAR phạt nguội ở các giải quốc tế trước đây, đội tuyển Việt Nam giờ đang hưởng lợi từ VAR.